Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2020

Khẩu trang có thực sự hiệu quả trong việc phòng ngừa coronavirus (COVID-19)?

Kể từ khi đại dịch virus corona bùng phát trên toàn thế giới, con người có ý thức hơn trong việc bảo vệ sức khoẻ bản thân và những người xung quanh. Đặc biệt, việc đeo khẩu trang trở thành hoạt động không thể thiếu khi đến nơi đông người.
Covid 19

Trong thời gian đầu, các chuyên gia không thực sự chú trọng việc đeo khẩu trang nhưng trước ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh, họ đã phải thay đổi nhận định này. Tuy nhiên, sự xuất hiện của nhiều loại khẩu trang khiến nhiều người dân tỏ ra e ngại, trong đó có sản phẩm được CDC khuyên dùng, sản phẩm khác thì không. Vậy loại khẩu trang nào là tốt và ngăn ngừa COVID-19 hiệu quả? 
Khẩu trang N95
Khẩu trang N95 còn được gọi với một cái tên khác là “Mặt nạ phòng độc N95”. Thực tế, đây là sản phẩm dành riêng cho các chuyên gia y tế hoặc những người thưòng xuyên làm việc trong môi trường độc hại. N95 được thiết kế dạng hình mái vòm, là một sản phẩm bảo vệ cá nhân quan trọng, giúp ngăn ngừa sự tiếp xúc với các hạt nhỏ li ti tỏng không khí.
N95 Respirators, Surgical Masks, and Face Masks
Ảnh : N95 Respirators, Surgical Masks, and Face Masks.
Hiệu quả sử dụng của khẩu trang N95 được thể hiện ngay trong tên gọi của mình khi chúng có khả năng ngăn chặn 95% các hạt có kích thước 0.3 mm. Do đó, chúng hoàn toàn phù hợp để sử dụng trong việc ngăn các hạt mang virus corona. Bởi COVID-19 được kết luận là có kích thước từ 0.3 μm đến 5 μm hoặc lớn hơn. 
Không chỉ bảo vệ ngăn chặn sự xâm nhập của virus vào trong cơ thể, mặt nạ N95 còn phát huy tác dụng ngăn chặn sự đi ra của các hạt mang mầm bệnh. Tuy nhiên, vì điều kiện vô trùng không được đáp ứng nên cá nhân vẫn có thể truyền bệnh cho người khác.
Với các đặc điểm kể trên, N95 được xem là lựa chọn tuyệt vời để ngăn chặn sự lây lan của coronavirus. Nhưng sự thật lại ngược lại, CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ) lại không khuyên mọi người sử dụng N95. Vì sao vậy?
Thực tế, khả năng phòng bệnh khi sử dụng khẩu trang N95 là cao nhưng nếu tất cả mọi người đều dùng thì sản phẩm tạo ra không đủ để đáp ứng. Điều đó dẫn đến tình trạng các y bác sĩ – những người trực tiếp sống trong môi trường dịch không có N95 để dùng. Do đó, để bảo vệ những người trên tuyến đầu chống dịch, khẩu trang N95 cần được ưu tiên cho đối tượng thực sự cần.
Khẩu trang y tế 
Thay vì sử dụng mặt nạ chống độc N95, một loại khẩu trang khác cũng thường xuyên xuất hiện đó là khẩu trang y  tế. Câu hỏi đặt ra về hiệu qủa sử dụng vẫn là mối quan tâm hàng đầu.
Với khẩu trang y tế (mặt nạ phẫu thuật), chúng là sản phẩm dùng 1 lần với nhiệm vụ chính là ngăn chặn các giọt nước trong quá trình làm phẫu thuật hoặc điều trị  bệnh.
Vì virus corona lây lan qua các giọt nước nhỏ li ti, không lơ lửng trong không khí nên khẩu trang y tế vẫn mang lại hiệu quả cao trong việc phòng dịch. 
Một nghiên cứu liên quan đến công dụng ngừa bệnh của khẩu trang y tế đã được thực hiện và công bố trên Tạp chí Y học Tự nhiên. Các nhà nghiên cứu nhận thấy, khẩu trang y tế có thể chống lại các giọt nước bọt và khí dung hiệu quả, làm giảm số lượng các giọt mang virus corona từ 4 xuống 0 trên 10 mẫu khách thể. 
Cũng giống như N95, khẩu trang y tế được ưu tiên dành cho các chuyên gia y tế.
Khẩu trang vải
Khác với các loại khẩu trang kể trên, CDC khuyên người dân nên dùng khẩu trang vải. Tuy nhiên, nhiều người lại tỏ ra lo ngại khi khẩu trang vải chỉ được may bằng vải thông thường, không được diệt khuẩn cũng như không có cùng tiêu chuẩn chất lượng như N95, khẩu trang y tế.
Lo ngại này không hoàn toàn sai bởi khẩu trang vải được làm bằng vật liệu dệt, một số giọt nước trong không khí có thể đi qua các lỗ nhỏ trên bề mặt, do đó, khả năng phát tán virus cũng như hiệu quả phòng bệnh là không cao. 
Mặc dù vậy, CDC vẫn khuyên người dân đeo khẩu trang vải khi ra đường, đến nơi công cộng. Lí do chính xuất phát từ việc nhiều bệnh nhân đã nhiễm COVID-19 nhưng lại không có biểu hiện cụ thể, do đó, họ hoàn toàn có thể lây bệnh sang cho người khác. Việc đeo khẩu trang vải sẽ hạn chế một phần nhất định nguy cơ lây nhiễm bệnh cho cộng đồng. Mặc dù được tiến hành trên lượng khách thể rất nhỏ nhưng nghiên cứu được thực hiện ở Hàn Quốc đã cho thấy kết quả tương tự. Cần có thêm các nghiên cứu khác để có kết luận chính xác hơn về vấn đề này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nhật Bản đã sẵn sàng phát triển hình thức kinh doanh nước sạch

Tokyo- Nhật Bản đang phát triển các dự án xử lý nước sạch, khắc phục vấn đề thiếu nước sạch cho người dân. Thành phố Kitakyushu, tỉnh Fukuok...