Thứ Ba, 23 tháng 6, 2020

Xã hội bị ảnh hưởng như thế nào từ chất lượng và an toàn thực phẩm

Khái niệm “Trách nhiệm xã hội” trong những năm qua được các phương tiện truyền thông liên tục đề cập, và trở thành vấn đề lớn cần được các nhà chức trách xử lý.  Đã có nhiều sáng kiến được đưa ra trong đó, trách nhiệm chính thuộc về các doanh nghiệp. Nhiều công ty lớn đã thành lập các bộ phận trách nhiệm xã hội (CSR) của riêng mình, giải quyết các vấn đề như: Bảo tồn môi trường, tiếp cận cộng đồng, tìm nguòn cung ứng động vật bền vững, thực hành lao động tốt, … 
Mất an toàn thực phẩm
Một trong những vấn đề cấp bách trong xã hội cần được xử lý đó là nạn đói. Theo kế quả thống kê, cứ 6 trẻ em thì có 1 trẻ ở Hoa Kỳ không có thức ăn hoặc ăn bữa nay, lo bữa mai. Tuy nhiên, có một nghịch lý xảy ra đó là việc một lượng lớn đồ ăn lại bị loại bỏ mỗi ngày. Trong khi có khoảng 13 triệu trẻ em chịu đói mỗi này thì bãi rác thực phẩm tại Hoa Kỳ vẫn ngày một nhiều.
Thực phẩm được bày bán tại các chợ đầu mối
Thực phẩm được bày bán tại các chợ đầu mối
Trước thực trạng đó, nhiều tổ chức tại Mỹ đã phối hợp với các công ty thực phẩm lớn trên toàn cầu để mang đến sự cân bằng trong tiêu dùng thực phẩm. Các nhà sản xuất cần cam kết đưa ra sản phẩm lành mạnh, an toàn cho người tiêu dùng. Năm 2013, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã hợp tác với Cơ qun bảo vệ môi trường để tạo ra phòng trào “Thách thức chất thải thực phẩm Hoa Kỳ “. Theo đó, chương trình hướng đến mục tiêu giảm 50% chất thải thực phẩm tại các bãi rác chôn lấp vào năm 2030.
Chương trình xoay quanh 3 vấn đề sau:
  • Giảm chất thải thực phẩm bằng cách cải thiện chất lượng, khả năng lưu trữ cũng như phương pháp tiếp thị, mua sắm, đặt hàng.
  • Hạn chế lãng phí: Liên kết với các tổ chức từ thiện, tổ chức cứu đói. 
  • Tái chế: Chất thải thực phẩm và các dòng sản phẩm khác như thức ăn chăn nuôi, phân hữu cơ được đưa đem đi tái sử dụng, phục vụ cho các hoạt động sản xuất khác.
Năm 2016, USDA đã đưa ra hướng dẫn mới về việc gia hạn sử dụng trên bao bì đồ ăn. Người dân được khuyến khích sử dụng đồ ăn khi chúng vẫn còn nằm trong hạn sử dụng. Điều này giúp người dân hiểu đúng hơn về chất lượng sản phẩm cũng như loại bỏ sản phẩm không cần thiết.

Đối với Nhà nước, Quốc hội đang cố gắng đưa ra 2 bộ luật liên quan đến “Phục hồi thực phẩm” và “Ghi nhãn thời gian sử dụng”. 
Vai trò của nguồn cung ứng bền vững trong an toàn thực phẩm
Có một mẫu thuẫn sâu sắc tồn tại xung quanh các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt phổ biến ở các nước đang phát triển đó là nạn phá rừng. Theo báo cáo của Vương quốc Anh  và Na Uy, nông nghiệp là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng nạn phá rừng, chiếm 80% thiệt hại trên toàn thế giới.
Dán nhãn thực phẩm
Yêu cầu Dán nhãn thực phẩm
Thực tế, vấn đề này xuất phát so sự thiếu kiến thức cũng như thiếu các quy định nghiêm ngặt trong sản xuất nông nghiệp. Đối với các tập đoàn lớn, họ đã tìm nguồn cung ứng dọc, làm việc trực tiếp với người trồng và cơ sở chế biến tại địa phương để đảm bảo rằng sản phẩm của họ được nuôi cấy và chăm sóc tốt.
Đôi khi, sự hiểu biết hạn hẹp hoặc quan niệm sau lầm từ người nông dẫn sẽ khiến vấn đề an toàn thực phẩm trở nên tồi tệ. Chẳng hạn việc họ cho rằng sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diện cỏ, phân bón là tốt, giúp loại bỏ sinh vật gây hại, thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây nên nếu như sử dụng tăng thêm một chút thì lợi ích cũng sẽ tăng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy kết quả lại đi ngược hoàn toàn với mong muốn như gây ô nhiễm thực phẩm, tàn phá ruộng đất, cây trồng, …  Khi áp dụng hệ thống tìm nguồn cung ứng dọc, không chỉ người mua hàng có được sản phẩm tốt mà bản thân người dân cũng có thể kiến thức, hiểu hơn về kỹ thuật nuôi trồng, từ đó giúp bảo tồn ngành nông nghiệp.
Một lợi ích khác đối với nguồn cung ứng có kiểm soát đó là khả năng gian lận thực phẩm giảm xuống rõ rệt. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp chỉ chú ý tới quy mô sản xuất, khi đó, họ gặp phải những nông sản mà người nông dân chỉ quan tâm đến năng suất cây trồng. Đương nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc sản phẩm mua được 100% là hàng không an toàn nhưng chúng để lại mối nguy hiểm nhất định.
Chương trình “phúc lợi động vật”
Các chương trình phúc lợi động vật chất lưng đã được áp dụng rộng rãi sau khi Đạo luật giết mổ năm 1958 được ban hành. Theo đó, những đổi mới trong chăn nuôi, vận chuyển và giết mổ cần tuân tủ theo quy định.
Tiến sĩ Temple Grandin là một người ủng hộ phong trào này kể từ những ngày đầu mới xuất hiện. Trong nhiều năm liền, cô được đưa vào danh sách những người có ảnh hưởng nhất thế giới, trong hạnh mục Heroes Heroes. Cô là một trong những nhà khoa học đầu tiên hiểu được mức độ ảnh hưởng của thị giác đến hành vi của động vật. Theo ý kiến của mình, Grandin cho rằng, sử dụng động vật làm thực phẩm là việc làm chấp nhận được nhưng khi trước khi sử dụng, cần cho chúng một cuộc sống “đoàng hoàng” cũng như một cái chết không đau lớn. Cô cũng cho rằng, nếu kiểm soát động vạt không đúng cách, chúng sẽ để lại các vấn đề cho sản phẩm như làm xuất hiện các vết bầm tím, máu đông, … 
Trong cơ thể động vật, dưới những tác động khác nhau, các hoạt chất trong cơ thể cũng khác nhau. Ví dụ, khi con vật bình tĩnh, có được tâm trạng thoải mái, hàm lượng glycogen thường cao, trong phần bắp cũng xuất hiện axit lactic (C3H6O3). Ngược lại, nếu chúng đau khổ, buồn bã, nồng độ axit lactic giảm dẫn đến các vấn đề như thịt sẫm màu, cứng, nhợt nhạt, mềm, …
Như vậy, nếu được đối xử tốt, động vật sẽ cho ra nguồn thịt ngon. Theo đó, các doanh nghiệp thường đưa ra yêu cầu đối với nhà cung cấp của mình về việc bắt buộc áp dụng “phúc lợi động vật”.
Ghi nhãn chứng nhận thực phẩm sạch liệu có thúc đẩy sự lãng phí thực phẩm
Đối với người tiêu dùng, họ không thích nghe các thông tin như: Màu sắc nhân tạo, hương vị nhân tạo, chất bảo quản. Với các doanh nghiệp Mỹ, một cuộc chiến trong việc tìm kiếm chất tạo màu tự nhiên đang diễn ra. Mặc dù, bản thân màu sắc tự nhiên không thực sự lý tưởng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng chúng vẫn được đón nhận bởi là sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên.
Người tiêu dùng dường như không chấp nhận thực phẩm có chất bảo quản. Theo đó, chuỗi cung ứng đã được thiết lập lại hoàn toàn, từ việc sử dụng áp suất cao, thanh trùng ở nhiệt độ cao để đảm bảo kéo dài thời gian sử dụng cũng như duy trì chất lượng tốt.
Sử dụng nước sản xuất đúng cách
Chương trình “bảo tồn nước” ra đời khi nước dùng trong các nhà mát sản xuất đang được sử dụng một cách lãng phí. Chúng rò rỉ theo các đường ống dẫn, ứ đọng trong không gian. Điều này không chỉ gây lãng phí tài nguyên mà còn tăng chi phí vận hành trong doanh nghiệp, tăng chi phí làm môi trường, nước thải.

Sử dụng nước đúng cách và thoát nước hợp lý cũng là phương pháp hiệu quả trong việc ngăn ngừa sự phát triển của các loại vi khuẩn, chất hữu cơ gây hại. Trên thực tế, khi môi trường sản xuất quá ẩm ướt, kết hợp với các mầm bệnh có sẵn, chỉ trong một thời gian ngắn, vi khuẩn gây hại sẽ sinh sôi, phát tán, để lại nhiều mối nguy hại cho con người. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã đưa ra hướng dẫn về việc giảm mầm bệnh trong môi trường sản xuất thực phẩm. Khuyến nghị được đưa vào đó là việc thoát nước hợp lý, sử dụng áp suất cao trong quá trình hoạt động để giảm độ ẩm trong khu chế biến. Có thể sử dụng thêm các giải pháp khử trùng, có thể sử dụng hợp chất clo hoặc nước ozone hóa bằng cách trộn khí ozone từ máy tạo ozone công nghiệp vào nước, sau đó dùng để vệ sinh môi trường sản xuất thực phẩm.
Hàng loạt các giải pháp được đưa ra. Tuỳ thuộc vào đặc điểm của môi trường mà chủ doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp nhưng mục đích chung vẫn là việc làm sạch bề mặt, mang đến không gian khô ráo, trong lành.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nhật Bản đã sẵn sàng phát triển hình thức kinh doanh nước sạch

Tokyo- Nhật Bản đang phát triển các dự án xử lý nước sạch, khắc phục vấn đề thiếu nước sạch cho người dân. Thành phố Kitakyushu, tỉnh Fukuok...